Polaroid
| GAME | TRUYỆN NGẮN | THỦ THUẬT | KHO ANDROID hot
» Bắn Súng Mobi Army 2.3.9
» Mạng Xã Hội Avatar 2.5.7
» Khí Phách Anh Hùng 1.6.1
» Phong Vân Truyền Kỳ v28
» Ngôi Làng Của Gió 3D 1.1.4
» Store APK - tổng hợp hàng ngàn ứng dụng, game hàng đầu cho người Việt. HOT hơn cả CHplay, tặng 50k sau khi cài đặt thành công !
Chia sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter
Lượt Xem: 4946
Đăng bởi: Còi Phạm

Xem Pi-na-ơ không chỉ mở trên triền núi




Ông Chiến, Pi-a-mơ cùng mẹ về đến đồn. Ông Chiến ra lệnh tất cả giữ bình tĩnh. Mẹ Pi-a-mơ bắt mạch cho Dũng rồi bảo, Dũng ốm nặng lắm phải dùng biệt dược trị liệu ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng loài thuốc này ở tận rừng sâu. Bà thở dài. Pi-a-mơ xin phép được đích thân vào rừng lấy thuốc. Ông Chiến nhét vội vào tay Pi-a-mơ chiếc đèn xài bằng pin con ó. Cả đội vệ binh hộ tống Pi-a-mơ vào rừng.

Đêm nay con chim Pha-triêng lại về đứng trên ngọn nứa ở sau hè réo lên liên hồi. Tiếng kêu man dại như gọi hồn ai. Liệu con ma rừng có bắt Dũng đi mất không? Mẹ Pi-a-mơ thở ra tê tái. Đến tận khuya Pi-a-mơ mới mang thuốc về. Mẹ Pi-a-mơ tự tay thái lá thuốc, nghiền nát, vắt nước vào chén rồi bón cho Dũng. Nhìn tư thế nằm èo uột, thở thoi thóp thiếu sức sống của Dũng, ai cũng lo lắng. Mẹ Pi-a-mơ chốt lại một câu: “Nếu sáng mai bộ đội Dũng không tĩnh lại thì đưa gấp về xuôi để cha mẹ cậu ấy gặp mặt con lần cuối.”

“Không hiểu sao tôi thích quấn quýt bên nàng. Có thể vì nàng đẹp hay nàng đã không quản nguy hiểm vào rừng sâu lấy thuốc cứu tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần? Tôi biết giữa tôi và nàng không thể tiến xa hơn. Chúng tôi không cùng chí hướng. Nàng yêu những đứa trẻ tật nguyền còn tôi nhìn chúng là sợ đến hồn xiêu phách lạc. Tôi thích sống ở chốn đô thành còn nàng thì bảo: “Pi-a-mơ chỉ có thể nở trên triền núi”. Đồn trưởng Chiến khuyên tôi, đừng đùa với tình yêu, đau đấy! Giá mà ai cũng biết trước “đau tình” như thế nào thì đã không tốn nước mắt cho chàng Romeo và nàng Julyet. Đúng không? Cũng như cái tên Pi-a-mơ khắc sâu vào tim, tan chảy trong huyết mạch của tôi lúc nào chẳng hay vậy. Hễ ai nhắc đến tên nàng là tôi lại kể về nàng với tất cả niềm say sưa không biết chán. Thú thực nàng rất đẹp, minh tinh màn bạc hay hoa hậu cũng chỉ có thể đẹp đến thế thôi. Biết tôi khoái Pi-a-mơ nên lúc tổ chức giao lưu văn nghệ giữa đơn vị và bản, anh em ghép tôi và nàng một cặp. Đan lấy tay nàng và nhảy sạp theo điệu nhạc truyền thống được xướng bằng miệng của những chàng trai cô gái: Son son son đô son, son son son đô rê,… Tôi thấy như có luồng điện chạy rần rần từ tay vào tim rồi phừng lên mặt nóng ran. Nàng cũng nhìn tôi mắt lúng liếng e thẹn. Cảm giác đó thật lạ, tôi không giải thích bằng lời hay tôi đã thích nàng mất rồi. Chẳng lẽ…? Ôi không! Điều đó là không thể xảy ra, nhất là với nàng. Tôi cố xua hình ảnh của nàng ra khỏi đầu bằng cách chạy ào ra sân và leo lên ngồi chễm chệ trên chõng tre giữa các đồng chí của mình. Các đồng chí thân yêu của tôi ấy, cứ thấy mặt là bắt tôi kể chuyện. Họ bảo tôi có khiếu nói chuyện trước công chúng. Chắc họ động viên thôi chứ tôi biết mình kể đâu có hay. Mà ở chốn rừng sâu này tìm ra được cái trò gì đó để tiêu khiển là tốt lắm rồi. Cứ khen nhau vài tiếng có mất gì đâu. Tôi vui mà họ cũng vui. Những câu chuyện tôi biết về nơi này, đều tìm hiểu từ nàng. Hôm nay tôi kể về tục đi sim: “Đó là một tập tục lâu đời của bản, diễn ra vào mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng, thời điểm lý tưởng cho những chàng trai cô gái trông ngóng đợi chờ để trao lời yêu thương. Chàng trai đứng ở sau hè và thổi chiếc kèn Amam nếu cô gái đồng ý sẽ ra khỏi nhà cùng chàng, họ sẽ hẹn hò bên cánh rừng, con suối… Và nếu phải lòng nhau họ có thể ngủ lại với nhau tại những ngôi nhà trên rẫy. Chàng trai sẽ trao cho cô gái mà mình yêu thương một chiếc vòng bạc để ngõ lời yêu. Đêm trăng chứng giám cho tình yêu bền vững, xanh mãi như ngọn núi cánh rừng, chảy mãi như con suối con sông.”

Bây giờ đang là mùa trăng, tiếng kèn Amam như thôi miên mênh mang trên núi. Anh em trong đơn vị rủ tôi trốn Đồn trưởng Chiến ra ngoài. Tôi chẳng biết thổi kèn, tôi gặp được nàng là nhờ các anh ấy sắp xếp cho. Tôi nghĩ, nằm chèo queo ở nhà một mình chỉ tổ cho buồn gặm nhấm, chi bằng đi gặp nàng vui vẻ và biết đâu lại cóp nhặt được mẩu chuyện gì đó hay hay.

Dưới trăng thanh gió mát, giữa rừng rú ngút ngàn, nàng thật rạng ngời trong trang phục áo váy truyền thống bằng thổ cẩm màu mận chín đính viền đăng-ten màu đen. Nàng tập cho tôi thổi kèn Amam. Rồi nàng hát: “Em ở chòi bên này chưa ngủ đợi anh/ Muốn thổi kèn Amam nhưng lại thiếu một người/ Kèn Amam không thổi một người/ Em biết thương ai bây giờ ngoài anh.” Tôi biết nàng cố ý bật đèn xanh. Phá tan không khí ngượng ngùng, tôi đánh trống lãng: “Sao kèn Amam lại làm bằng gỗ Pi-a-mơ mà không phải loại gỗ khác?” Mắt nàng cụp xuống nhưng vẫn ngoan ngoãn trả lời: “Gỗ gì mà chẳng được nhưng tiếng kèn từ thân cây Pi-a-mơ là hay nhất.” Thời gian trườn về đêm, thời khắc tuyệt vời cho những lời tâm tình của đôi lứa yêu nhau. Chúng tôi ngồi cạnh nhau lặng nghe gió vờn lá… Và nàng kể về những đứa trẻ, mỗi khi cảm nhận được cơn đau hành hạ thân xác chúng, nàng khóc, chúng cũng sụt sùi, đưa bàn tay tật nguyền lau nước mắt cho nàng. Nàng nói, nếu tôi đặt mình vào hoàn cảnh của các em một lần thôi, tôi sẽ đồng cảm với các em và thấy mình vô cùng may mắn. Nước mắt hoen mi nàng. Nàng đang khóc, khóc không thành tiếng, nhẹ nhàng giản đơn như giọt sương đêm neo trên triền lá. Khi ánh trăng chênh chếch sau ngọn núi, tôi đưa nàng về. Tôi nắm tay nàng trên dọc đường đi và hôn nhẹ má nàng khi về đến cổng.

Những lời nói của nàng làm tôi thao thức suốt đêm, tôi không dám tưởng tượng nếu một ngày mình mất đi đôi chân, tự mình làm mọi việc bằng cách lê lết trên sàn một cách khó khăn như các em ấy. Có lẽ vì suy nghĩ như vậy nên tôi muốn được cùng nàng hái hoa pi-a-mơ đến thăm các em. Cầm được những cành pi-a-mơ chúng vui ra mặt, gật gật cái đầu như muốn nói lời cảm ơn. Dần dà, những dị tật trên người các em không làm tôi sợ hãi nữa. Tôi đùa cùng chúng, cù léc cho chúng cười lăn nghiêng ngã trên sàn nhà. Chúng thiệt thòi so với những đứa trẻ dưới xuôi nhiều quá. Ngay đến đồ chơi cũng chỉ là những cành hoa pi-a-mơ. Trái tim tôi bỗng dưng trĩu nặng, lòng hoang lạnh và tôi hiểu vì sao nàng lại yêu các em ấy nhiều đến thế!

Đồn trưởng Chiến biết chuyện Dũng đi sim cùng Pi-a-mơ. Nhân chuyến về xuôi báo cáo tình hình của đơn vị, cha Dũng mời Đồn trưởng Chiến về nhà dùng cơm. Thái độ lưỡng lự hằn rõ lên khuôn mặt của Đồn trưởng Chiến khiến ánh mắt của cha mẹ Dũng thắc thỏm dõi theo. Thả cái hơi thở đang bị dồn nén, Đồn trưởng Chiến cất lên cái giọng trầm khàn và tâm sự về chuyện của Dũng.

Cha mẹ Dũng nghe xong điếng người, không dám tin vào tai mình. Tự nhiên họ có ác cảm với cô gái tên Pi-a-mơ và dị ứng với loài hoa phát ra mùi hương dị biệt Dũng mang về. Mùi hương mà ai đến nhà cũng thích ngửi, tò mò hỏi, rồi tấm tắc khen. Khuôn mặt cha mẹ Dũng chợt biến sắc, cảm giác hoang mang khủng khiếp.

Thấu được lo lắng của cha mẹ Dũng, sáng hôm sau, Đồn trưởng Chiến gọi Dũng lên phòng gặp riêng và bảo:

– Chú hãy chuẩn bị chuyển công tác về tỉnh, đã có quyết định của cấp trên.

– Cháu muốn ở lại đây thêm một thời gian nữa, bác nói với cha giúp cháu một tiếng.

– Chú Dũng, chắc chú đã hiểu lý do. Cái gì mới cũng dễ dứt!

– Pi-a-mơ là cô gái thuần khiết, cô ấy khiến cháu muốn sống bác à.

– Tôi hiểu nhưng Pi-a-mơ là người đồng bào còn chú là con của Chỉ huy trưởng, không khéo lại làm khổ người ta.

– Pi-a-mơ nói với cháu, cha cô bé người kinh là bác sĩ quân y, còn mẹ là thầy lang của bản. Bản thân cô bé cũng đã tốt nghiệp phổ thông ở thành phố.

– Có điều, cha Pi-a-mơ đến đây khi nơi này còn là vùng đất chết. Chú không thấy những cô gái ở bản mười lăm, mười sáu tuổi đã có con bồng con bế nhưng Pi-a-mơ vẫn là người lẻ bóng.

– Pi-a-mơ vừa tròn mười tám mà bác?...
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑↑Bài viết nên xem
C-STAT