Ring ring
| GAME | TRUYỆN NGẮN | THỦ THUẬT | KHO ANDROID hot
» Bắn Súng Mobi Army 2.3.9
» Mạng Xã Hội Avatar 2.5.7
» Khí Phách Anh Hùng 1.6.1
» Phong Vân Truyền Kỳ v28
» Ngôi Làng Của Gió 3D 1.1.4
» Store APK - tổng hợp hàng ngàn ứng dụng, game hàng đầu cho người Việt. HOT hơn cả CHplay, tặng 50k sau khi cài đặt thành công !
Chia sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter
Lượt Xem: 2330
Đăng bởi: Còi Phạm

Xem Chuyến tàu cuối năm



- Trời ơi, đè chết con tôi rồi.
Tiếng mẹ Miu la thất thanh trước đống hàng để chông chênh, choài đổ ụp lên tấm lưng non nớt của Miu. May thay, Miu thoát được như một phép thần kỳ, lòn qua chỗ kênh giữa những bao gạo, chui ra vẫn còn ngơ ngác.
- Trời ơi, khổ thân con. Tí nữa tàu dừng, tới ga nào mẹ cũng đưa con xuống, quay về, lả vô mà buôn với bán nữa, tiền không tiền thì thôi.
Chú thương binh lúc nãy suýt nữa quật cho mẹ Miu một nạng, thò đầu ra khỏi võng, nói dịu dàng:
- Chị cho cháu lên đây với tôi. ở dưới ấy không sống được với bọn chó ấy đâu.

Mẹ cuống quít cảm ơn, đỡ Miu lên. Cô bé dùng dằng vẫn muốn đứng lại dưới này với mẹ hơn, với lại dù sao cô vẫn hãi hãi vì khuôn mặt dữ tợn cùng cây nạng của chú ấy lúc nãy.

Cả toa tàu bước vào một cuộc chiến thật sự khi tàu dừng ở một ga cấp tỉnh nào đấy, hàng chục chiếc áo thuế vụ, quản lý thị trường (hay đại loại thế) ập lên toa đòi tịch thu "hàng buôn lậu". Những người thương binh, có người chân cụt tới bẹn, có người mất hẳn một cánh tay, tay cầm nạng, tay cầm thẻ thương binh (hoặc ngậm ở miệng) kéo sập cửa sổ, chốt lại, dàn hàng ngang chặn bít lối thông thương giữa các toa tàu và cửa lên xuống, giơ nạng đập chí chết bất kể người nào định xông lên toa. Họ phong tỏa toa tàu, không cho những chú mặc áo màu cỏ úa kia tràn lên kéo hàng của họ xuống. Công an cũng không làm gì được. Họ phanh tấm ngực lỗ chỗ sẹo ra, hét lớn:
- Bắn đi, tao thách chúng mình bắn đi. Đời chúng tao còn gì mà tiếc! Chúng mày cứ bắn bỏ bọn thương binh tàn phế này đi.
Miu sợ xanh mặt, nép sát vào mẹ, giật giật tay mẹ thì thầm:
- Mẹ ơi, chú thương binh lúc nãy sao tốt thế mà giờ trông chú hung hãn thế hả mẹ?
Mẹ cô nói như khóc:
- Biết làm sao được con ơi! Lớn lên con sẽ hiểu.

***

Khi toa tàu đã yên bình trở lại, lình xình chạy giữa ban mai thênh thang trời đất. Miu đã ăn no bụng vắt xôi với đùi gà bà vắt theo cho, thì cô len lỏi giữa các bao gạo, bao đỗ, chui cả xuống dưới gầm ghế nhặt cao rụng, ọt vào áo, mừng rỡ nghĩ tới lúc trút cả chục quả cao tươi óng vào tay bà. Mẹ Miu quá mệt mỏi sau một đêm căng thẳng, ngủ thiếp đi. Cô len đến tận cuối toa.
- À, con bé này, ai cho mày lấy cau của bà ? Trả bà ngay.
Một bàn tay cứng như gọng cua kẹp nắm nghiến lấy cổ tay Miu. Cô bé đau đớn nhìn lên. Một bà to béo.
- Cháu không biết, cháu tưởng cau rụng không ai nhặt nên cháu nhặt về cho bà.
- Cau-rụng-không-ai-nhặt. Một quả cau một đồng bạc đấy con ạ. Trả đây!
- Của bác mấy quả ạ?
- Của tao hết. Trút cả vào nón đây cho tao.
- Có những quả cháu moi tít đằng kia cơ mà. Phải của bà đâu.
- Còn cãi à? Đã ăn cắp còn nỏ mồm.
- Này bà, sao bà lại nói con bé thế? Chú bộ đội có đeo con búp bê lên tiếng - Cháu nó chỉ nhặt mấy quả cau rụng mà to béo như bà, có muốn nhặt cũng không chui được xuống mà nhặt cơ mà?
- A, anh... tôi thì tôi kêu nhân viên đến đây cho họ làm việc với anh chứ tôi thì tôi không thèm nói chuyện với hạng người như anh đâu.
- Thế của bà mấy quả, tôi trả tiền?
- Của tôi tất.
- Cẩn thận chứ! - Buồng cau kia của tôi cũng rụng nữa đấy. Chú chỉ buồng cau treo trên đầu, trơ khấc mấy chẽ không quả. Xong chú lấy con búp bê ra cho Miu bế, khen Miu có mái tóc đen, mượt. Suốt thời gian ở trên tàu, Miu vẫn hay lẩn quẩn chơi chỗ "chú bộ đội có con búp bê", chú cũng qua chỗ mẹ con cô chơi. Đến khi xuống tàu, chú cho hẳn Miu con búp bê, bảo "Đợt này chú về cưới vợ, cháu biết không? Chú mua con búp bê này tận trong Sài Gòn cơ, để sau này cho con của chú chơi? Mà biết đâu, đến lúc ấy thì loại búp bê này đã ê hề ra ngoài Bách hóa Bờ Hồ, giá rẻ như bèo, cháu nhỉ?".
Ra khỏi ga Hàng Cỏ, hai mẹ con và hai túm đỗ lọt thỏm giữa đám người tay xách cân, tay xách bao như nhóm thóc lọt giữa đám gà rừng. Nghe nói ở chợ Đồng Xuân bán sẽ được giá hơn, lại không bị cân đểu, mẹ quyết liệt giằng ra cho bằng được, quẩy hàng, lôi Miu lên tàu điện.

Cái tàu gì mà chạy chậm rì, không cần dừng người ta cũng xuống được. Người thanh niên ngồi gần Miu tự dưng đứng bật dậy, loi một bao đỗ đá hất xuống rồi nhảy theo, xách chạy vào hẻm. Mẹ Miu kêu lên, tàu kéo chuông leng keng, chạy chậm lại, mẹ Miu nhảy ào xuống sau khi dặn "Con ngồi giữ bao đậu kia cho mẹ nhé".

Rốt cuộc mẹ trở lại, xách theo cả bao đỗ kia. Người mẹ run bắn, thở hồng hộc:
- Cha là trời! Người ta ăn cắp của mình mà mình lại run cầm cập. Lỡ mà khổ quá thì mẹ nhịn đói mà chết thôi, không dám đi ăn trộm đâu, sợ sợ là.
Đó là lần đầu tiên Miu ra Hà Nội và Miu kể mãi với chúng bạn:
- Ở Hà Nội có một loại tàu mà nó dừng lại ở giữa đường, chờ mẹ tớ lấy lại được bao đỗ đã bị ăn trộm lên rồi hắn mới chạy tiếp.
Cuối cùng hai mẹ con cũng bán được đỗ cho một cô trẻ mặc quần áo xanh công nhân. Cô bảo cô là công nhân làm ở nhà máy xe đạp Thăng Long, tranh thủ tan tầm ra đây mua đi bán lại kiếm thêm tiền mua cá cho con. "May chị gặp được em chứ chị mà bán cho bọn phe phẩy kia, bọn họ hóa một chốc là chị trắng tay đấy".

Rút cuộc xuân năm đó Miu cũng được đi chợ Đồng Xuân mua quần áo mới, được ăn kem Bờ Hồ và nhìn thấy Lăng bác. Nhưng về đến nhà, mẹ bảo tièn tàu xe đã nuốt hết cả lời và một phần ba vốn.
Tới nhà, bà mừng mừng tủi tủi, ôm Miu khóc, mắng: "Cha mi, bà từng ni tuổi mà chưa biết thị xã Vinh ở mô, mi nứt mắt đã ra tận Hà Nội, đã được thăm Lăng Bác Hồ rồi". Bố mắng mẹ cam công cam việc, hành xác cho khổ. Làm tội bà ngày nào cũng ra đường tàu đứng ngóng. Bố từ hôm về (28 Tết) đến nay (sáng 30 Tết) ngày nào cũng đạp xe lên ga đứng chờ. Tết nhất chưa chuẩn bị được gì.

Tết năm đó, không kịp chợ búa, mua sắm gì, nhà Miu ăn Tết còn sơ sài hơn mọi năm. Chỉ có nửa cân bánh kẹo cứng với nửa cân bánh quy mua ngoài Hà Nội, một cân thịt mẹ nằn nì xin trả lại của dì Thoa.
Nhưng Tết năm đó là Tết vui nhất. Cả nhà ai cũng nhận thấy thế. Chỉ có Miu hay cằn nhằn "Con thấy Tết nhà người ta hắn tự tìm đến. Còn nhà mình, con với mẹ đi tìm Tết ở mãi tận đâu đâu, khổ chi là khổ!".
Bố cười bảo:
- Người ta đi tìm Tết cũng như đi tìm hạnh phúc, có khó nhọc nhiều mới thấy yêu nó một cách sâu sắc, con ạ.
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑↑Bài viết nên xem
C-STAT