Duck hunt
| GAME | TRUYỆN NGẮN | THỦ THUẬT | KHO ANDROID hot
» Bắn Súng Mobi Army 2.3.9
» Mạng Xã Hội Avatar 2.5.7
» Khí Phách Anh Hùng 1.6.1
» Phong Vân Truyền Kỳ v28
» Ngôi Làng Của Gió 3D 1.1.4
» Store APK - tổng hợp hàng ngàn ứng dụng, game hàng đầu cho người Việt. HOT hơn cả CHplay, tặng 50k sau khi cài đặt thành công !
Chia sẻ: SMS Google Zing Facebook Twitter
Lượt Xem: 2144
Đăng bởi: Còi Phạm

Xem Câu chuyện của bút chì


Thứ Bảy, không phải đi học nhưng tôi vẫn đến trường để rúc trong thư viện, hoàn tất đống bài tập về nhà và chỉ ra về khi cô thủ thư thông báo sẽ đóng cửa trong ít phút nữa. Chưa đến năm giờ chiều nhưng chỉ có lưa thưa nắng. Tôi dắt xe ra khỏi cổng rồi chậm rãi đạp những vòng đầu tiên, những vòng nối tiếp.

Trường học nằm ở ngoại ô của một thị trấn nhỏ. Hai bên đường là cánh đồng lúa vàng trải rộng, miên man đến tận chân ngọn núi phía xa xa. Tôi rất thích gam màu vàng ấy. Đôi lúc mơ mộng, tôi thường ước mình có một đôi cánh, dĩ nhiên là đôi cánh biết bay. Khi ấy, tôi sẽ mang theo chiếc máy ảnh và bay lên cao, ghi lại khoảnh khắc gam màu vàng mướt mải ấy rực lên trong nắng, sẽ thấy cả những mái ngói bé xíu xỉu xiu, thấy cả đám học sinh tíu tít chuyện trò trên đường từ trường về nhà, …

Đang co chân chuẩn bị tiếp tục thì nhìn thấy Huy ở bên kia đường. Dưới ánh nắng cuối chiều, gương mặt Huy nom rất hiền. Tôi nghĩ mình thích cậu ấy. Một chút. Nhưng mà, chuyện đó để sau. Huy bảo để Huy cầm lái, chở tôi về. Cậu ấy vừa bước ra từ cửa hàng sách. Huy rất thích đọc, chủ yếu là những cuốn thuộc mảng công nghệ thông tin và kỹ thuật. Chúng tôi kể với nhau về nhiều thứ. Huy hứa chắc nịch, sau này sẽ tự lái máy bay chở tôi lang thang khắp nơi, để tôi có thể nhìn thấy thị trấn từ trên cao mà chẳng cần đến một đôi cánh (hiển nhiên) không có thực.

“Nhưng với điều kiện, khi ấy mua một chiếc máy bay chỉ… đắt như sở hữu một chiếc xe đạp cơ!”

Đương nhiên là tôi biết chuyện ấy chẳng bao giờ có thể xảy ra. Nhưng cảm giác có một người ở đó, lắng nghe và đồng tình với những ý nghĩ viển vông của mình thật sự rất dễ chịu. Bóng tối chậm rãi đổ xuống sau lưng, những vòng xe cứ quay đều, quay đều trên các cung đường nhộn nhịp mà bình yên của thị trấn.

Huy học cùng trường tôi nhưng khác lớp. Gần bốn tháng trước, bố con cậu ấy chuyển đến thị trấn, trở thành hàng xóm cách nhà tôi tám căn. Những buổi học ở trường thường bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 1 giờ chiều. Chúng tôi thường ăn sáng ở nhà rồi cùng đạp xe tới lớp. Trường chẳng bao giờ điểm danh, cũng không có những nội quy nên tụi học sinh chúng tôi thường nghỉ ghé những buổi thảo luận nhóm hoặc những giờ học có giáo viên chúng tôi thích. Tôi không học cùng lớp Huy, những môn học đăng ký cũng khác nhau, nên thi thoảng, tôi đi học, cậy ấy ở nhà. Hoặc ngược lại.

Hôm nay là thứ Ba, tôi không có tiết học nên ngồi nhà làm bài tập ngoại ngữ. Những trang sách chằng chịt các đường nét viết bằng bút chì, sai lại tẩy. Chiếc bút chì này được sản xuất ở nhà máy của bố, chất lượng ngòi cũng như chiếc tẩy nhỏ gắn ở đầu bút thực sự rất tốt. Nhiều nhà máy bắt đầu chuyển sang thiết kế những chiếc bút chì vỏ nhiều màu sắc khác nhau, riêng nhà máy của bố vẫn trung thành với màu vàng cổ điển. Bố kể, rất nhiều năm về trước, khi bút chì lần đầu tiên được tạo ra từ vỏ cây và than chì, người ta đã chọn màu vàng để sơn cho nó. Một phần để không bị lẫn với bàn gỗ cùng màu, phần vì màu vàng mang lại cảm giác “vua chúa”. Thời gian sau này, rất nhiều thay đổi được thêm vào quy trình sản xuất bút chì, nhưng riêng màu vàng vẫn được giữ lại. Tôi đọc sách, người ta bảo gam màu ấy có khả năng tăng cường trí nhớ, rất tốt cho não bộ.

Làm xong ba bài luận, lật mở nhiều đến nát bươm cuốn từ điển, tôi vươn vai đứng dậy, ra ngoài phố hóng gió. Chưa kịp kéo hết cánh cửa bằng kính, tôi đã nghe thấy tiếng ồn ào ở đầu ngõ. Hình như có ai đó đang đánh nhau thì phải. Tôi đến gần và giật mình nhận ra đó là Huy. Trong phút chốc, Huy phát hiện ra sự có mặt của tôi. Cậu ấy dừng tay, đẩy cậu bạn kia ra rồi bước tới, kéo tay tôi đi thẳng. Đám đông phía sau chưa hết tán loạn, tôi nghe loáng thoáng có tiếng ai đó nói với theo.

“Thằng nhãi ranh này, vẫn chứng nào tật ấy! Ở trường cũ nghe đâu cũng đánh nhau ra trò, bị đuổi nên mới chuyển nhà đến đây!”

Huy kéo tôi ra đến cây cầu bắc ngang một nhánh sông nhỏ thì dừng lại. Nắng đổ lên mái tóc mềm. Tôi không hỏi bởi tin rằng, nếu cậu ấy thực sự muốn nói ra, cậu ấy nhất định sẽ làm.

Chúng tôi cứ im lặng như thé chừng hơn tiếng đồng hồ. Lúc tôi tính ra về thì Huy bất ngờ lên tiếng.

Trường cũ của Huy cũng ở ngoại ô, như mọi ngôi trường khác. Tôi đã rất ngạc nhiên khi biết về một “Huy” rất khác. Cậu ấy từng là học sinh cá biệt của trường, từng “vang danh” khắp cả thị trấn bởi thành tích đánh lộn với bạn bè.

“Cuối học kỳ một, tớ đánh nhau với một anh lớp trên, bị thầy giám thị đưa vào phòng thầy Hiệu trưởng. Thầy gọi điện cho bố mẹ, yêu cầu một trong hai người đến họp với nhà trường. Trên đường đi, mẹ tớ bị tai nạn ngay đoạn ngã ba gần trường…” - giọng Huy đột nhiên trầm xuống, nghe như tiếng gió luồn trong khe nhỏ, lạnh đến tê người. – “Và, không bao giờ tỉnh lại nữa.”
Từ đó, mối quan hệ giữa bố và Huy bắt đầu rạn nứt. Tranh cãi thường xuyên xảy ra trong căn nhà nhỏ. Bố Huy không thể chịu đựng nổi ám ảnh và muộn sầu trước sự ra đi của mẹ cậu ấy, nên đã quyết định chuyển nhà đến thị trấn của chúng tôi. Huy đã thay đổi nhiều, kể từ biến cố ấy. Nhưng dường như sợi dây tình cảm giữa bố và cậu ấy vẫn chưa được cải thiện nhiều.

“Chắc chắn bố tớ sẽ giận lắm nếu biết tớ lại đánh nhau với bạn. Chỉ tại chúng nó…” - cậu ấy nghẹn lại, và tôi biết những điều cậu ấy đang trải qua thực sự không mấy dễ dàng – “chúng nó xúc phạm đến mẹ…”

Tôi choàng tay ôm lấy vai cậu ấy. Tôi chỉ muốn cậu ấy hiểu, tôi ở đây, sẽ luôn ở đây, bên cạnh cậu ấy. Như những ngày cậu ấy đã chọn lắng nghe tôi.

Cuối tuần, Huy sang nhà tôi chơi. Chúng tôi gom những mảnh gỗ vụn tìm được trong nhà kho, làm thành những chiếc thùng gỗ không nắp. Khi được xếp chồng lên nhau một cách khéo léo mà vẫn … lộn xộn, chúng sẽ giống những ngăn nhỏ của một chiếc giá sách… phá cách vậy. Trong lúc tôi đang ngồi nghĩ xem nên đặt nó ở vị trí nào, Huy đã lăng xăng ra giúp bố tôi di chuyển những chậu cây trong sân. Cuối cùng, tôi đẩy từng bộ phận của chiếc “giá sách” về góc trong của hiên nhà, nơi có chiếc ghế bành bố mẹ thường ngồi sưởi nắng và tận hưởng khoảng thời gian rảnh rỗi ít ỏi của tuần.

Bố Huy đi gặp họ hàng bàn công chuyện, Huy ăn trưa cùng gia đình tôi xong mới về nhà. Buổi chiều, trong lúc tôi và bố ngồi xem TV chờ mẹ nướng mẻ bánh ngọt cho bữa nhẹ, bố bảo: “Cậu nhóc khá đấy!” Tôi vờ như không để ý tới giọng điệu trêu chọc của bố. Nhất định bố đã lờ mờ đoán ra tình cảm đặc biệt tôi dành cho cậu ấy. Một chút. Nhưng mà, chuyện đó để sau. Tôi kể cho bố nghe câu chuyện về Huy, quá khứ và hiện tại. Bố không rời mắt vào màn hình TV nhưng điều đó không có nghĩa ông không lắng nghe những điều tôi nói.

“Cậu nhóc đang rơi vào một hoàn cảnh khó khăn. Con người ai cũng phải trải qua những ngày như thế. Nhưng nếu không gục ngã, không chịu khuất phục, khó khăn sẽ khiến con người trở nên vững vàng hơn. Giống như bút chì, cần được mài sắc. Gọt có thể khiến ngòi bút chì vỡ, nhưng sau đó nó sẽ nhọn hơn, các nét bút được viết dễ dàng hơn.”

Bố tôi rất yêu bút chì, luôn có ít nhất một chiếc bút trong túi áo ngực của ông. Rất nhiều triết lý phức tạp trong đời sống được ông vận dụng vào những chiếc bút chì. Như là bút chì phải được gọt, như con người phải đi qua khó khăn. Như là bút chì luôn có cục tẩy gắn sẵn, để người ta có thể sửa chữa lỗi của mình. Bố bảo, điều đó tương tự triết lý, chúng ta vốn không thể thay đổi quá khứ, nhưng hoàn toàn có thể làm lại cho đúng....
Trang: 1 2 Sau »
Bình Luận
Tên bạn:

Nội dung:





↑↑Bài viết nên xem
C-STAT